TÔM CHẬM LỘT VỎ, MỀM VỎ HOẶC KHÔNG CỨNG VỎ SAU KHI LỘT XÁC

04/11/2022

Quá trình lột xác và những dấu hiệu bất thường của tôm sau khi lột xác.

Lớp vỏ của tôm được cấu tạo bởi polysaccharide kitin, protein lớp biểu bì và khoáng chất, trung bình trong vòng đời của tôm thẻ chân trắng trãi qua 50 lần lột xác nhằm loại bỏ lớp vỏ cũ, hình thành lớp vỏ mới để sinh trưởng và phát triển. Quá trình lột xác của tôm được chia làm 4 giai đoạn chủ yếu:

  • Giữa lột xác (Inter – molt) tích luỹ chất dinh dưỡng tăng 3 – 4 % khối lượng cũng như kích thước của cơ thể.
  • Tiền lột xác (Pre – molt) được đặc trưng bởi sự tách rời của lớp vỏ cũ khỏi lớp biểu bì bên dưới.
  • Lột xác (Ecdysis behavior) chỉ kéo dài vài phút, bắt đầu với việc mở lớp vỏ cũ giữa giáp đầu ngực và bụng, sau đó tôm thoát khỏi lớp vỏ cũ. Giai đoạn này lớp vỏ mới chưa hoàn chỉnh nên tôm rất yếu có thể bị ảnh hưởng bởi các mầm bệnh có trong ao hoặc bị ăn lẫn nhau.
  • Hậu lột xác (Post – molt) ngay sau khi tôm lột bỏ đi lớp vỏ cũ. Đó là thời kỳ lớp vỏ ngoài dãn ra bởi sự gia tăng thể tích máu do nước được hấp thu vào trong cơ thể tôm qua lớp biểu bì, mang và ruột. Sau vài giờ hoặc vài ngày lớp vỏ ngoài mới cứng lại. Ngay sau khi lột xác, các lớp hiện diện duy nhất là lớp biểu bì ngoài cùng (epicuticle) và lớp biểu bì trung gian (exocuticle). Trong vòng vài giờ, lớp tế bào biểu mô dưới vỏ bắt đầu sinh tiết lớp biểu bì trong cùng (endocuticle). Quá trình sinh tiết này vẫn tiếp tục cho đến khi khi ba lớp được hình thành đầy đủ.

Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng (Nguồn: Transcriptome analysis on the exoskeleton formation in early developmetal stages and reconstruction scenario in growthmoulting in Litopenaeus vannamei, 2017)

Dưới đây là quá trình lột xác diễn ra bình thường, giúp tôm tăng kích thước và trọng lượng sau mỗi lần lột xác.

STT GIAI ĐOẠN

(NGÀY TUỔI)

SỐ LẦN LỘT XÁC
1 1 – 15 Mỗi ngày
2 15 – 30 2-3 ngày/lần
3 30 – 45 3-5 ngày/lần
4 45 – 75 Mỗi tuần
5 75 – 90 10 ngày/lần
6 >90 2 tuần/ lần

Trong quá trình lột xác nếu không thành công sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường như: tôm chậm lột xác, tôm bị mềm vỏ hoặc không cứng vỏ sau khi lột xác, vỏ mỏng, bị nhăn, có màu sẫm. Kết quả tôm sẽ dễ cảm nhiễm với nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng làm tôm chết rải rác.

Nguyên nhân

  • Do dinh dưỡng: thiếu khoáng (đặc biệt là Ca, P là thành phần chính cấu tạo nên vỏ tôm và Mg, K tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu và quá trình trao đổi chất).
  • Do môi trường có khí độc NO2 làm tôm không cứng vỏ được sau khi lột, khi trời mưa âm u, thiếu ánh sáng tảo không quang hợp được dẫn đến sụp tảo, xác tảo tàn tiến hành phân huỷ sinh ra các khí độc như CO2, NH3, NO2,…thức ăn thừa và chất thải của tôm cũng có tác hại tương tự.
  • Nước có độ mặn thấp hoặc độ kiềm thấp: không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho tôm cứng vỏ.

Cách khắc phục

  • Bổ sung nguồn khoáng đầy đủ cho tôm, đặc biệt là đối với nuôi nước ngọt, tôm hấp thu khoáng qua mang và miệng nên cần bổ sung bằng cách tạt SUPER KHOÁNG đồng thời trộn TCP – MILK vào thức ăn.
  • Quản lí tốt lượng thức ăn xuống ao, kiểm tra bằng cách canh nhá. Chọn những loại thức ăn đảm bảo chất lượng, tan chậm trong môi trường nước.
  • Quản lí mật độ tảo vừa phải, bằng cách sử dụng thường xuyên men vi sinh MPT – GOLD để giữ ổn định màu nước.
  • Nắm rõ chu kỳ lột xác và thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước như oxi, khí độc, độ mặn, độ kiềm,… để kịp thời điều chỉnh phù hợp.

Chúc bà con trúng mùa được giá !

There are no item. Please Add Slider Item