Tin tức

LAB LAB TRONG AO TÔM VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

CÁCH XỬ LÝ LAB LAB TRONG AO TÔM

Khái niệm về lab lab?

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab. Nguyên nhân và cách xử lý lab lab như thế nào thì mời quý bà con theo dõi bài viết sau đây:

Lab lab nổi trên mặt nước Nguồn:tepbac.com

Lab lab nổi trên mặt nước
Nguồn:tepbac.com

Nguyên nhân sản sinh ra lab lab trong ao tôm?

Lab lab xuất hiện có thể do quá trình bà con cải tạo ao, khi phơi ao những xác tảo, xác rêu, xác rong và một số lá cây sẽ được phân hủy và phơi khô. Sau khi vô nước ao thì vi sinh vật và vi sinh động vật bám vào đó và phân giải, trong quá trình phân giải chúng sẽ sinh ra khí CO2 và nổi lên.

Nguyên nhân thứ hai: Trong quá trình nuôi tôm, bà con diệt rong cắt tảo, khi nó chết sẽ chìm xuống đáy, sau một thời gian thì vi sinh vật và động vật phân hủy và nổi lên. 

Ngoài 2 nguyên nhân trên 1 số trường hợp bà con sử dụng phân hóa học vô cơ để gây tảo ban đầu trong ao nuôi tôm, khi bà con đánh xuống ao làm cho tảo, rong phát triển khiến lab lab chết và nổi lên trên mặt nước.

Tác hại của lab lab trong ao nuôi tôm?

Khi xuất hiện quá nhiều trong ao nuôi, lab lab phân hủy sẽ sinh ra nhiều khí độc CO2, H2S làm giảm oxy trong nước, gây ra hiện tượng tôm thiếu oxy và có khả năng bị ngạt vào ban đêm, khiến tôm giảm ăn chậm lớn, sức đề kháng yếu, dễ bị đóng mang và đen mang.

Tôm mới thả thường ăn thức ăn tự nhiên dưới đáy, bao gồm cả lab lab. Khi tôm ăn phải lab lab (tảo lam đáy) trong thời gian dài sẽ gây ra các vết thương trong hệ thống tiêu hóa, dẫn tới viêm dạ dày – ruột, hoại tử gan trầm trọng, làm tôm lớn rất chậm, ốm yếu, màu cơ và vỏ khác thường. 

Lab lab ảnh hưởng đến màu nước, gần bờ nước trong nhưng đáy màu sậm
Nguồn: vagen.com.vn

Cách phòng trị hiệu quả lab lab

 * Cách phòng ngừa lab lab:

– Khi cải tạo ao, chú ý rửa sạch bùn đáy, loại các chất hữu cơ lắng tụ. Không để nước trong hơn 1 tuần khi chuẩn bị ao hoặc khi ngâm ao.

– Xử lý sạch nguồn nước trước khi cấp.

– Không nên dùng loại phân vô cơ để gây màu, không dùng phân lân trong cải tạo và quá trình nuôi.

– Quản lý thức ăn hợp lý, tránh dư thừa tồn đọng trong ao.

– Duy trì màu nước ổn định.

– Thường xuyên chạy quạt nước, sục khí.

– Bổ sung định kỳ men vi sinh (làm sạch nước, đáy ao & ổn định hệ tảo có lợi).

– Định kỳ xi phông đáy.

 * Cách diệt tảo lab lab trong ao, có 2 phương pháp:

– Dùng men vi sinh: sử dụng MPT – GOLD liều 500g/2.500 – 3.000 m3 nước, liên tục trong  3 – 5 ngày (1 lần/ngày). Để tăng hiệu quả nên hòa sản phẩm với mật rỉ đường và nước sạch vừa đủ, sục khí 3 – 6 giờ, rồi tạt đều xuống ao, dùng lúc 10 giờ tối, mở máy quạt. Bên cạnh đó có thể kết hợp thêm vôi nóng tạt 5 kg/ 1000 m3 nước lúc 2 giờ sáng.

 Chú ý: Sau khi cắt lab lab nên dùng ZEOLITE để lắng xác chết nổi, kết hợp  tạt MPT – YUCCA C để hấp thụ khí độc, sau 48 giờ cấy vi sinh SOTIBAC để phân hủy xác tảo chết.

– Dùng hóa chất: 1lít MP – SUNMAX sử dụng cho 2.000 m3 nước, pha loãng với 20 lít nước tạt đều xuống ao ngay vị trí nhiều tảo, dùng khi trời có nắng.

Nếu lab lab quá nhiều thì nên vớt bỏ càng nhiều càng tốt và đồng thời kết hợp vi sinh để giúp phân hủy nhanh và đồng thời xử lý khí độc H2S, ổn định lại môi trường ao nuôi.

 

 

QUY TRÌNH HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC VÀ CÁCH PHÒNG TRONG AO NUÔI TÔM

01/03/2024

  QUY TRÌNH HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC VÀ CÁCH PHÒNG TRONG AO NUÔI TÔM Khí độc trong ao nuôi tôm là một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt, khiến nhiều hộ dân lao đao. Vậy thực tế các loại khí độc này là gì …

BỆNH ẤU TRÙNG THỦY TINH (Glass post-larvae disease – GPD) TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

22/01/2024

Bệnh ấu trùng thủy tinh là gì? Bệnh ấu trùng thuỷ tinh trên tôm (Glass post-larvae disease – GPD) hay bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (Translucent Post-larva disease – TPD) là một bệnh mới xuất hiện ở tôm nuôi, được phát hiện lần đầu tiên ở các trại sản xuất giống tôm thẻ …

There are no item. Please Add Slider Item