KHOÁNG CHẤT TRONG AO NUÔI TÔM

29/05/2023

KHOÁNG CHẤT TRONG AO NUÔI TÔM

Khoáng chất được chia làm 2 loại: 7 khoáng đa lượng bao gồm Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phốt-pho (P), Kali (K), Sodium (Na) và Lưu huỳnh (S). Và 16 khoáng vi lượng bao gồm nhôm (Al), Arsen (As), Cô-ban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Man-gan (Mn), Molybden (Mo), Se-len (Se), Silic (Si), Ni-ken (Ni), thiếc (Sn), Va-na-di (V), Kẽm (Zn). Trong đó 1 số loại khoáng được xem là thiết yếu đối với tôm là Ca, Mg, P, K, Se, Cu, Zn,…

Vai trò của một số khoáng chất cần thiết trong thuỷ sản

  • Ca và P: là thành phần chính tạo nên lớp vỏ của tôm. Ca cần thiết cho sự đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu và là đồng nhân tố tác động trong hệ enzyme, cần cho sự hấp thu vitamin B12. P là thành phần trong các phosphate hữu cơ như là các nucleotide phospholipid, coenzyme, ADN và ARN.
  • K: tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động enzyme Na+/K+ATPase trong tế bào. K có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K.
  • Mg: rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm. Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate. Mg là nhân tố kích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate và protein.
  • Cu: thành phần của một số enzym, tham gia chuyển hóa sắt, bắt buộc đối với sự hình thành melanin.
  • Zn: thành phần của metallicoenzyme, vai trò chính trong việc sản xuất và chuyển hóa RNA, cofactor của nhiều enzyme, chữa lành vết thương.
  • Se: Vai trò quan trọng trong việc duy trì Vit-E và thành phần của enzym glutathione peroxidase, sinh tổng hợp coenzym Q, bảo vệ màng tế bào và mô chống lại quá trình oxy hóa.

Xác định nhu cầu khoáng trong nước và thức ăn

  • Khoáng được chia làm 2 nhóm là khoáng đa lượng (chiếm hàm lượng cao trong cơ thể) và khoáng vi lượng (chiếm hàm lượng thấp trong cơ thể). Các loại khoáng chất khác nhau có nhu cầu về hàm lượng và phương thức bổ sung khác nhau (qua môi trường nước hoặc/ và qua thức ăn).

Bảng tổng hợp đề nghị hàm lượng khoáng trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng, tôm, tôm sú và tôm he Nhật (Theo: DOI: 10.1111/raq.12780)

+ Đối với động vật giáp xác, việc bổ sung Ca trong khẩu phần ăn không bắt buộc vì chúng có thể lấy từ môi trường nước. Tuy nhiên, hàm lượng Ca có liên quan mật thiết đến khả năng hấp thụ P và ngược lại nên tỷ lệ Ca:P được đề nghị trong khẩu phần ăn là không quá 1:1. Cu là một khoáng chất vi lượng có chức năng quan trọng vì nó là nguyên tố vận chuyển oxy trong tế bào máu được gọi là hemocyanin. Cu cần được bổ sung vào thức ăn và sự hấp thu Cu trong khẩu phần ăn thường kém do các chất đối kháng trong thức ăn như phytate mà tạo thành các phức hợp không hòa tan. Cung cấp đầy đủ lượng Se là điều quan trọng, vì lượng Se thấp trong chế độ ăn uống (0,13 mg/kg) dẫn đến giảm khả năng tăng trưởng và khả năng chống oxy hóa của gan tụy. Tuy nhiên, ở mức trên 0,81 mg/kg tăng trưởng được cải thiện nhưng các dấu hiệu độc tính trên gan tụy đã được báo cáo.  

+ Có thể hàm lượng khoáng trong thức ăn đầy đủ nhưng tôm không hấp thụ hoàn toàn nên cần bổ sung thêm từ môi trường nước. Đặc biệt trong môi trường nước có độ mặn thấp hoặc tôm nuôi mật độ dày, nên xác định hàm lượng các ion trong ao và so sánh với bảng sau để bổ sung phù hợp. Nếu tỷ lệ các khoáng chất này trong nước không phù hợp dẫn đến căng thẳng thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ Na:K và Mg:Ca tốt nhất nên tương ứng là 28:1 và 3,4:1

Nồng độ ion thích hợp (mg/L) = Độ mặn của nước x số nhân

Nhân tố và yêu cầu về cần bằng ion ở các độ mặn khác nhau khi pha loãng nước biển

There are no item. Please Add Slider Item