NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÍ ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM

02/11/2022

Độ kiềm là gì ?

Độ kiềm (kH) được định nghĩa là khả năng trung hòa acid của nước, trong nước có nhiều chất có tính kiềm nhưng chủ yếu là các bazơ như bicarbonat (HCO3), carbonat (CO32-) và hydroxit (OH). Độ kiềm thích hợp từ 80 – 120 mg CaCO3/ lít cho tôm sú và 120 – 180 mg CaCO3/ lít cho tôm thẻ chân trắng. Độ kiềm cao sẽ có khả năng đệm pH tốt (ít biến động) tuy nhiên nếu quá cao sẽ ngăn cản quá trình lột xác của tôm. Độ kiềm thấp ảnh hưởng đến sự cứng vỏ, làm chậm quá trình phát triển và khó gây màu nước.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ kiềm ?

Nguyên nhân độ kiềm thấp:

  • Ao có nhiều động vật hai mảnh vỏ, ngoài việc lọc tảo làm thức ăn chúng còn lọc muối carbonat làm giảm độ kiềm.
  • Mưa nhiều hoặc đáy ao được xây dựng trên vùng đất phèn.
  • Quá trình lột xác của tôm.

Cách xử lí độ kiềm thấp:

  • Khi độ kiềm thấp hơn 20 mg CaCO3/ lít dạng phân bón gốc phospho sẽ không tan vì vậy tảo sẽ không phát triển, nên sau khi bón SUPER KHOÁNG (tăng kiềm) 1 kg cho 2.500 – 5.000 m3 nâng độ kiềm lên ổn định thì gây màu với MPT – GOLD 2 – 3 nhịp.
  • Xử lí EDTA HOẠT TÍNH 2 – 3 kg/ 1000 m3 đối với nguồn nước nhiễm phèn.
  • Trường hợp tôm lột xác, cần bổ sung khoáng bột SUPER KHOÁNG (cứng vỏ) 1 kg cho 2.500 – 5.000 m3 tạt lúc 8 – 10 giờ tối và trộn khoáng nước TCP – MILK + TM – BETA GLUCAN MOS vào thức ăn.

Nguyên nhân độ kiềm cao:

  • Cải tạo ao không tốt bón quá nhiều vôi hoặc nguồn nước cấp có độ kiềm cao.
  • Mật độ tảo dày do carbonate được giải phóng từ bicarbonate cung cấp cho quá trình quang hợp.

Cách xử lí độ kiềm cao:

  • Khi độ kiềm cao: thay nước chậm, sử dụng SUPER KHOÁNG (kích thích lột xác) 1 kg cho 2.500 – 5.000 m3 tạt vào ban đêm.
  • Cắt tảo bằng men vi sinh MPT – GOLD từ 2 – 3 nhịp vào 2 – 3 h khuya.

Chúc bà con trúng mùa được giá !

There are no item. Please Add Slider Item