QUY TRÌNH HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC VÀ CÁCH PHÒNG TRONG AO NUÔI TÔM

01/03/2024

 

QUY TRÌNH HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC VÀ CÁCH PHÒNG TRONG AO NUÔI TÔM

Khí độc trong ao nuôi tôm là một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt, khiến nhiều hộ dân lao đao. Vậy thực tế các loại khí độc này là gì và làm thế nào để khắc phục cũng như phòng ngừa hiệu quả?

Các loại khí độc trong ao nuôi tôm

Các loại khí độc trong ao nuôi tôm thường gặp nhất có thể kể đến là Amoniac (NH3), Nitrite (NO2) và Hydro Sulfua (H2S). Những loại khí này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cụ thể:

  • Làm cản trở khả năng lấy Oxy của tôm
  • Gây stress cho tôm, nhiễm khuẩn, tôm chậm tăng trưởng
  • Giảm sức đề kháng, làm tôm dễ nhiễm bệnh
  • Dễ chết hàng loạt nếu tiếp xúc thời gian dài
  • Tạo điều kiện cho các loại tảo độc phát triển, gây thiếu Oxy hàng loạt, gây hiện tượng sụp tảo

Quy trình hình thành khí độc và tác hại cho ao nuôi tôm???

  • NH3: Thức ăn cho tôm thường chứa lượng đạm rất cao, khi cho ăn dư thừa sẽ khiến thức ăn hoà tan trong nước, xác tôm, xác tảo khi chết sẽ phân hủy ra một lượng đạm đáng kể. Sau một thời gian sẽ phân huỷ thành NH3, nếu vượt ngưỡng hàm lượng cho phép sẽ gây nhiễm nguồn nước nghiêm trọng (nồng độ NH3 để tôm có thế phát triển tốt đó là NH3<0.3mg/l)

=> Đạm là yếu tố chính hình thành nên khí độc NH3 trong ao nuôi tôm

 Phương trình phản ứng:

Đạm phân huỷ trong ao —> NH3 <—> NH4+ <—> NH4+  +  1.5 O2 —> NO2 + 2H+  +  H2O

NH3 trong ao quá cao, khuếch tán ngược vào máu, gây tăng pH máu, rối loạn các quá trình sinh lý bên trong, gây ức chế thần kinh, sự đào thải CO2, ức chế sự vận chuyển oxy, gây yếu và chết tôm.

 NH3/NO2 độc tính giảm xuống khi độ mặn tăng lên, khi tôm lớn đã về size. Ngoài ra độc tính NH3 giảm trong môi trường pH thấp, nhưng độc tính NO2 thì lại thấp trong môi trường pH cao. Bên cạnh đó, các điều kiện ao nuôi khác nhau, tình trạnh sức khỏe, chế độ ăn, các yếu tố gây bệnh cơ hội khác nhau trong ao nuôi sẽ đưa đến các biểu hiện khác nhau, tác hại khác nhau trên tôm.

  •  NO2: là một hợp chất của nitơ và oxy tồn tại trong đất và nước. Trong nước NO2 là sản phẩm trung gian của phản ứng oxy hóa dưới tác dụng của vi khuẩn chuyển hóa amoniac (NH3) thành nitrit (NO2) và cuối cùng là nitrat (NO3), đó được gọi là quá trình Nitrat hóa. NO2 có tên gọi là Nitrit, nitơ dioxit hay dioxit nitơ. 

Tính chất hóa học: Phản ứng oxi hóa khử, NO2 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa là chất khử

3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO

Khi trời mưa NO2 cùng các phân tử HNO3 sẽ hòa lẫn trong nước mưa và làm giảm độ pH trong nước. NO2 được hình thành từ quá trình sinh hóa các chất dinh dưỡng hữu cơ có trong ao tôm, tạo ra các muối gốc NO2. NO2 kết hợp với hemocyanin trong máu tôm tạo thành methemoglobin làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, tôm bị tắc nghẽn không đủ oxy khiến tôm bị ngạt dẫn đến nổi đầu, chết rải rác vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Nếu pH liên tục tăng cao, khí NH3 sinh ra nhiều, là nguyên liệu chính để chuyển hoá sang NO2. Khi NO2 trong nước ở mức > 0,5 mg/lít, sẽ gây chết tôm trong ao, tỷ lệ tôm chết tăng khi mức độ NO2 tăng cao.Khi nồng độ NO2 kéo dài dẫn đến tôm bị yếu, không hấp thụ được dinh dưỡng, chậm lớn, giảm sức đề kháng, sinh ra các bệnh như: da xanh, rớt cục thịt, rớt rải rác, bệnh phân trắng trên tôm, đốm trắng,… hoặc chết hàng loạt,.. NO2 cao làm rối loạn áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl, làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm, dẫn đến tôm lột vỏ bị mềm vỏ, gây sưng mang, phù thũng cơ.

  • H2S: là công thức hóa học của khí Hydro Sunfua hay Hidro sunfua – một hợp chất khí ở điều kiện nhiệt độ thường, không màu và mùi hôi đặc trưng của trứng thối. Nó rất độc, có tính ăn mòn và dễ cháy. Khí độc H2S (Hydro Sunfua) sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu trong ao nuôi có thể là thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo và một số chất thải hữu cơ khác của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí (không có oxy) xảy ra dưới lớp bùn đáy ao bởi vi khuẩn khử lưu huỳnh, quá trình này sinh ra khí H2S và làm lớp bùn có màu đen. Khí H2S thoát ra môi trường nước thường có mùi trứng thối đặc trưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.

Khi có sự xuất hiện của khí độc H2S màu nước thường chuyển sang màu xanh đen hoặc nâu đen. H2S tạo điều kiện cho phosphat (PO43-) giải phóng từ đáy ao, tảo sẽ phát triển và tàn nhanh trong vòng 2-3 ngày (hiện tượng tảo nở hoa). Ao nuôi xuất hiện nhiều bọt bong bóng khó tan.

H2S ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong ao: làm chết các vi khuẩn có lợi, các nhóm vi khuẩn nitrat hóa. Từ đó làm bùng phát khí độc NH2, NO2.

Xuất hiện hiện tượng đen mang là dấu hiệu cho thấy đáy ao bị ô nhiễm nặng, khí độc có H2S tiềm ẩn và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Làm tôm hoạt động kém, chậm bắt mồi, mềm vỏ. Ngoài ra còn là nguyên nhân gây hiện tượng phân trắng. Khi nồng độ H2S tăng cao 0,01 – 0,02 ppm sẽ gây ngộ độc và làm tôm chết hàng loạt.

Nhìn chung, khí độc trong ao tôm chủ yếu hình thành từ thức ăn dư thừa, nhất là thức ăn đạm cao, phân tôm, tảo và do quá trình cải tạo ao tôm không tốt. Dù nguyên nhân gì thì những khí độc này cần được loại bỏ để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm, giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm.

Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

Xử lý các loại khí độc trong ao tôm là vấn đề rất được quan tâm. Để khắc phục tình trạng khí độc, người nuôi thường tiến hành thay nước ao tôm, sử dụng vôi để cắt giảm tảo, giảm lượng thức ăn, tránh thức ăn thừa… Tuy nhiên những biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và hỗ trợ, thực chất nồng độ các khí độc không giảm nhiều, thậm chí còn nhanh chóng xuất hiện lại. Chính vì vậy, người nuôi tôm cần đến một biện pháp thực sự hiệu quả về lâu dài, chủ động trong công tác xử lý và ngăn ngừa khí độc trong ao tôm.

MPT-YUCCA C Chuyên xử lý khí độc (NO2, NH3, H2S) trong ao nuôi

Yucca rất quen thuộc trong lĩnh vực thủy sản, đại diện cho một giải pháp tự nhiên và hiệu quả trong việc xử lý khí độc. Yucca có tên khoa học là Yucca Schidigera- đây là một loại cây cỏ thiên nhiên phổ biến ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc Đông Nam California, ở Nam Nevada, Tây Arizona. Cây Yucca là cây có hoa, cao 5m, sức sống cao, chịu đựng được dưới ánh nắng mặt trời mà không cần tưới nước

Sản phẩm MP-YUCCA C được chiết suất chính từ cây Yucca

  • Giúp hấp thu khí độc NH3, H2S nhanh chống, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trong ao nuôi, cấp cứu trình trạng tôm, cá nổi đầu. trong ao nuôi nhanh chống
  • Giúp hấp thụ kết tủa các chất hữu cơ dư thừa, mùn bã hữu cơ lơ lửng, phân tôm, vỏ tôm lột xác và và làm sạch nước ao.
  • Yucca còn hỗ trợ nước đẹp, ổn định pH trong ao nuôi. Giảm tảo trong ao nuôi, tăng lượng oxy hòa tan trong nước cũng như giảm thiểu hiện tượng thiếu oxy tầng đáy.
  • Ngoài ra MP-YUCCA C là sản phẩm kết hợp giữa Yucca và Vitamin C giúp tôm tăng sức đề kháng và chống stress khi môi trường thay đổi.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

  • Định kỳ: tạt 1 lít cho 1000-2000m3 giúp giảm stress, khí độc, cải thiện môi trường (5-7 ngày 1 lần)
  • Cấp cứu tôm nổi đầu: tạt 1 lít cho 1000m3

MPT-GOLD vi sinh phân hủy chất hữu cơ, thức ăn thừa

MPT-GPLD là Chế phẩm sinh học cao cấp:

  • Giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ
  • Giúp giảm khí độc NH3, NO2, H2S
  • Tẩy nhớt bạc ao nuôi công nghiệp
  • Cân bằng chất dinh dưỡng ao nuôi
  • Phát triển bền vững môi trường sinh thái

PHA CHẾ EM: 227g MPT-GOLD + 5-10kg mật rỉ đường + 120 lít nước sạch => ủ 24h.

Hướng dẩn sử dụng: Hoà gói 227g+10 lít nước ( sục khí + ít mật rỉ đường) đậy kín ủ 5 giờ => tạt khi trời mát

  • Sử dụng định kì, tạo màu nước: tạt cho 2000-4000m3 nước
  • Giảm khí độc, sạch nhớt bạc: tạt cho 1000-2000m3 nước
  • Hổ trợ tiêu hoá: 2-3g cho 1 kg thức ăn

 Lưu Ý:

  • Sử dụng khi trời mát và nắng lên
  • KHÔNG dùng chung với chất diệt khuẩn
There are no item. Please Add Slider Item